Bảo hiểm thân tàu

Bảo hiểm vỏ tàu, máy tàu và các trang thiết bị hàng hải.

Bảo hiểm thân tàu sẽ nhận bảo hiểm tổn thất hay tổn hại của con tàu gây ra bởi:

  • Hiểm họa của biển, sông hồ hoặc các vùng nước có thể hành thủy
  • Các hỏa hoạn, nổ
  • Cướp biển, bạo động bởi những người ngoài tàu, vứt hàng xuống biển
  • Va chạm với máy bay hay vật tương tự, hoặc vật rớt từ đó, với phương tiện chuyên chở bộ, trang bị hay thiết bị bến cảng
  • Động đất, sóng thần, núi lửa phun hay sét đánh
  • Tai nạn trong khi bốc dỡ và chuyển dịch hàng hóa hay nhiên liệu
  • Nổ nồi hơi, gẫy trục cơ hoặc ẩn tỳ trong máy móc và thân tàu
  • Bất cẩn của thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ hay hoa tiêu và người sử chữa hay người thuê tàu không phải là người được bảo hiểm
  • Manh động của thuyền trưởng, sĩ quan hay thủy thủ

Khách hàng có thể tham gia 100% giá trị thân tàu hoặc dưới giá trị

GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM

Trách nhiệm cao nhất của MIC đối với mỗi một vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm là thiệt hại thực tế do tàu được bảo hiểm gây ra, mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm theo luật pháp hoặc quyết định của Toà án, nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm đã ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

HỒ SƠ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM

  • Giấy yêu cầu bồi thường (Theo mẫu của MIC), trường hợp Người được bảo hiểm lập công văn thì phải thể hiện được nội dung tương tự. Giấy yêu cầu bồi thường phải có dấu và bút tích của Lãnh đạo đơn vị;
  • Hợp đồng bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm, sửa đổi bổ sung (nếu có);
  • Biên bản kiểm tra tình trạng trước khi nhận bảo hiểm (nếu có);
  • Hồ sơ tàu, các giấy tờ đăng kiểm, bằng cấp thuyền trưởng, máy trưởng;
  • Báo cáo chi tiết của thuyền trưởng về (tổn thất thuộc phần vỏ) và máy trưỏng (tổn thất thuộc phần máy) hoặc của điện trưởng về (tổn thất thuộc phần điện)….;
  • Biên bản giám định sự cố có hình ảnh minh họa;
  • Bản tin thời tiết (nếu tổn thất liên quan đến thời tiết xấu);
  • Sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn (đâm va, mắc cạn, va phải đá ngầm…);
  • Bản dự toán, chi phí sửa chữa của nơi sửa chữa;
  • Biên bản nghiệm thu, bản quyết toán chi phí sửa chữa;
  • Các chứng từ hóa đơn sửa chữa;
  • Biên bản kiểm tra sau khi sửa chữa của Đăng kiểm và hóa đơn;
  • Thông báo từ bỏ tàu (nếu tàu bị tổn thất toàn bộ ước tính);
  • Bảo lãnh ngân hàng và/hoặc bảo lãnh của hội P&I về trách nhiệm của tàu khác không phải tàu được bảo hiểm (trường hợp có liên quan đến người thứ ba);

Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp cụ thể cần thêm các chứng từ sau:

  • Khi tàu bị tai nạn đâm va:
  • Tài liệu liên quan đến các thao tác tránh va và thông tin liên lạc giữa hai tàu trước khi xảy ra tai nạn;
  • Tài liệu về việc xác định trách nhiệm đâm va của các tàu và việc giải quyết bồi thường giữa các bên;
  • Khiếu nại của các tàu trong vụ đâm va;
  • Các biện pháp của tàu nhằm hạn chế tổn thất…
  • Trường hợp tàu bị cháy:
  • Các chứng từ liên quan đến việc chữa cháy;
  • Biên bản của cơ quan chức năng kết luận về nguyên nhân vụ cháy…
  • Trường hợp tàu bị mắc cạn:
  • Biên bản lặn kiểm tra đáy tàu và hóa đơn;
  • Hợp đồng, chi phí thuê tàu lai kéo ra cạn…;
  • Các chứng từ liên quan đến việc dỡ hàng để làm nổi tàu…
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của MIC (nếu có).
Trung tâm hỗ trợ khách hàng

Câu hỏi thường gặp

Tập hợp đầy đủ thắc mắc của khách hàng liên quan tới sản phẩm và dịch vụ
Xem ngay

Hotline: 0933 917 179

Hỗ trợ khách hàng 24/7 với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp
Gọi ngay

Mạng lưới rộng khắp trên cả nước

Với hệ thống công ty thành viên, công ty liên kết rộng khắp, chúng tôi cam kết phục vụ quý khách mọi lúc mọi nơi
Tìm chi nhánh gần bạn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây