Theo như hiện nay các doanh nghiệp , tồ chức cá nhân đang sản xuất kinh doanh điều bắt buộc tham gia “Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc"ban hành theo Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính Phủ về việc hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gì?

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là loại hình bảo hiểm khi khách hàng tham gia bảo hiểm rủi ro cho tài sản hàng hóa, máy móc thiết bị nhà cửa, khi xảy ra sự cố những vụ cháy nổ lớn nhỏ làm ảnh hưởng tổn thất đến tài sản của doanh nghiệp, cá nhân, bên bảo hiểm sẽ chia sẽ và hỗ trợ những phần thiệt hại chi phí phát sinh sự cố toàn bộ cho khách hàng.

Đối tượng mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Là những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất nguy cơ về cháy nổ và đối tượng tham gia bảo hiểm cháy nổ gồm nhà cửa, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, vật tư hàng hoá, nguyên vật liệu, khách sạn, nhà xưởng, bệnh viện, chung cư, kho bãi kho hàng, trụ sở/văn phòng làm việc, tất cả các ngành nghể thuộc rủi ro bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ theo nghị định 97/2021/NĐ-CP - Áp dụng  từ 23/12/2021

Biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

STT Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ Mức khấu trừ (loại) Tỷ lệ phí bảo hiểm/ năm (%)
(Chưa bao gồm VAT)
1 Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 10 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 25.000 m3 trở lên M 0,05
2 Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên    
2.1 Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler) M 0,05
2.2 Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp không có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler) M 0,1
3 Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 350 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 10.000 m3 trở lên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên M 0,05
4 Bệnh viện có từ 250 giường bệnh trở lên; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên M 0,05
5 Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 600 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các nhà tổ chức hội nghị, sự kiện từ 10.000 m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung có khối tích từ 5.000 m3 trở lên    
5.1 Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar N 0,4
5.2 Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện; nhà văn hóa, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp M 0,1
5.3 Công viên giải trí, vườn thú, thủy cung M 0,05
6 Chợ hạng 1, chợ hạng 2; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hoá, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên    
6.1 Trung tâm thương mại M 0,06
6.2 Siêu thị, cửa hàng bách hóa, điện máy, cửa hàng tiện ích M 0,08
6.3 Nhà hàng, cửa hàng ăn uống M 0,15
6.4 Chợ N 0,5
7 Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú từ 10.000 m3 trở lên    
7.1 Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler) M 0,05
7.2 Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch không có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler) M 0,1
8 Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 10.000 m3 trở lên M 0,05
9 Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có khối tích từ 10.000 m3 trở lên    
9.1 Bảo tàng, thư viện, nhà trưng bày, nhà lưu trữ M 0,075
9.2 Triển lãm, nhà sách, nhà hội chợ M 0,12
10 Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích của khối nhà chính từ 10.000 m3 trở lên; nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu có khối tích từ 5.000 m3 trở lên M 0,075
11 Sân vận động có sức chứa từ 40.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao; cung thể thao trong nhà có sức chứa từ 500 chỗ ngồi trở lên; trung tâm thể dục thể thao, trường đua, trường bắn có tổng khối tích của các nhà thể thao từ 10.000 m3 trở lên hoặc có sức chứa từ 5.000 chỗ trở lên; cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có khối tích từ 5.000 m3 trở lên M 0,06
12 Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa loại I, loại II; bến xe khách loại 1, loại 2; trạm dừng nghỉ loại 1; nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới; cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên    
12.1 Ben cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa; bến xe khách; trạm dừng nghỉ; nhà chờ cáp treo vận chuyển người; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới M 0,1
12.2 Nhà ga đường sắt; công trình tàu điện ngầm N 0,12
12.3 Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu M 0,08
12.4 Cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy N 0,15
13 Gara để xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên N 0,12
14 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ N 0,5
15 Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 200 kg trở lên    
15.1 Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền N 0,35
15.2 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt N 0,3
16 Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 5.000 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 10.000 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 15.000 m3 trở lên    
16.1 a) Cơ sở sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C (trừ cơ sở sản xuất gỗ, giầy, giấy) N 0,2
  Trong đó:    
  Nhà máy lưu hóa cao su N 0,2
  Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ N 0,2
  Sản xuất bao bì carton, bao bì công nghiệp N 0,2
  Xưởng khắc, chạm (làm chổi, bàn chải, chổi sơn, trừ phần xử lý gỗ) N 0,2
  Luyện quặng (trừ quặng sắt) N 0,2
  Nhà máy luyện than cốc, sản xuất than đá bánh, than non bánh N 0,2
  Khai thác mỏ quặng kim loại các loại N 0,2
  Cơ sở chế biến phế liệu vải sợi (như phân loại, giặt, chải, buôn bán) N 0,2
  Xưởng sản xuất dây thừng, chão trừ chỉ khâu (nếu dây có phủ nhựa, nhựa đường) N 0,2
  Xưởng sản xuất dây thừng, chão trừ chỉ khâu (nếu dây không có phủ nhựa, nhựa đường) N 0,2
  Xưởng dệt kim N 0,2
  Nhà máy sản xuất chế biến lông thú, may da thú N 0,2
  Nhuộm vải, in trên vải N 0,2
  Nhà máy dệt các loại sợi khác (cotton, vitco, lanh, gai, đay) N 0,2
  Xưởng xe, kéo sợi N 0,2
  Nhà máy sản xuất thảm, tấm trải sàn N 0,2
  Nhà máy chỉ khâu N 0,2
  Xưởng giặt, là, tẩy, hấp, nhuộm N 0,2
  May đồ lót, đăng ten các loại N 0,2
  May quần áo các loại N 0,2
  Sản xuất các sản phẩm dệt chưa phân loại khác N 0,2
  Nhà máy sản xuất các mặt hàng làm từ da thuộc N 0,2
  Xưởng sản xuất dây chun N 0,2
  Nhà máy sản xuất da thuộc N 0,2
  Sản xuất lụa, tơ tằm N 0,2
  Nhà máy dệt tơ, len, sợi tổng hợp N 0,2
  Cơ sở chế biến bàn chải N 0,2
  Sản xuất sơn N 0,2
  Nhà máy hóa chất vô cơ và hữu cơ chế biến nguyên liệu và bán thành phẩm sản phẩm như phân bón dạng hạt, viên nhỏ, bột hoặc axít, muối, dung môi, cao su tổng hợp N 0,2
  Cơ sở sản xuất áo đi mưa, nhựa tấm, khăn trải bàn N 0,2
  Sản xuất xi nến, sáp đánh bóng N 0,2
  Sản xuất nhựa đúc, nhựa thanh N 0,2
  Cơ sở sản xuất nút chai N 0,2
  Sản xuất xà phòng, hóa mỹ phẩm N 0,2
  Sản xuất sản phẩm nhựa lắp ráp N 0,2
  Nhà máy sản xuất chất dẻo, cao su đặc N 0,2
  Nhà máy sản xuất các sản phẩm từ cao su N 0,2
  Xưởng sản xuất hoa giả N 0,2
  Nhà máy in, xưởng in (không tính sản xuất giấy, chế biến giấy) N 0,2
  Nhà máy sản xuất mực in N 0,2
  Xưởng đóng sách N 0,2
  Nhà máy sản xuất thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá N 0,2
  Nhà máy làm phân trộn N 0,2
  Nhà máy đốt rác N 0,2
  Xưởng sơn N 0,2
  Sản xuất vật liệu xây dựng có gỗ, giấy, chất dễ cháy (trừ sản xuất nội thất bằng gỗ) N 0,2
  Nhà máy sản xuất cồn và các chất lỏng dễ cháy khác (trừ dầu mỏ, khí đốt) N 0,2
  Nhà máy sản xuất pin N 0,2
  Cơ sở vẽ tranh, phông ảnh, làm pano quảng cáo N 0,2
  Trung tâm tổ chức đám ma/hỏa táng N 0,2
  Cơ sở sản xuất giấy ráp N 0,2
  b) Cơ sở sản xuất gỗ N 0,5
  Trong đó:    
  Nhà máy sản xuất than củi N 0,5
  Nhà máy/xưởng sản xuất bút chì gỗ N 0,5
  Xưởng làm rổ, sọt, sản phẩm làm từ mây, tre, nứa N 0,5
  Nhà máy sản xuất diêm, hương, vàng mã N 0,5
  Nhà máy/xưởng sản xuất, chế biến đồ gỗ các loại N 0,5
  c) Cơ sở sản xuất giầy N 0,35
  d) Xưởng sản xuất giấy, chế biến giấy N 0,35
16.2 Cơ sở sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ D, E M 0,15
  Trong đó:    
  Nhà máy sản xuất sắt, thép M 0,15
  Nhà máy chế biến, gia công quặng khác M 0,15
  Chế biến (sỏi, đá dăm, than xỉ trộn nhựa) với asphant hoặc bitumen M 0,15
  Sản xuất khoáng sản (cưa, mài, đánh bóng) M 0,15
  Sản xuất và chế biến thủy tinh rỗng, chai lọ, dụng cụ quang học, kính cửa, kính tấm M 0,15
  Xưởng phim, phòng in tráng phim M 0,15
  Sản xuất vật liệu phim ảnh M 0,15
  Nhà máy/xưởng đánh bóng, xay xát gạo, bột mỳ, nông sản thực phẩm các loại M 0,15
  Nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn gia súc và thức ăn khác M 0,15
  Nhà máy sản xuất mì ăn liền, cháo ăn liền M 0,15
  Nhà máy đường M 0,15
  Nhà máy sản xuất bánh kẹo M 0,15
  Nhà máy sản xuất dầu ăn M 0,15
  Nhà máy sản xuất nước mắm, dấm M 0,15
  Nhà máy sản xuất thực phẩm đồ hộp, chế biến thủy sản, thịt, sữa M 0,15
  Xưởng mạch nha M 0,15
  Nhà máy bia, rượu, nước trái cây, nước khoáng và nước uống các loại, xưởng ủ bia M 0,15
  Xưởng hàn, cắt M 0,15
  Sản xuất đồ gốm thông thường và cao cấp như gạch lát, đồ sứ, đồ đất nung, đồ gốm... M 0,15
  Lò đúc M 0,15
  Nhà máy xi măng M 0,15
  Cơ sở sản xuất thiết bị điện M 0,15
  Nhà máy sản xuất cấu trúc kim loại và cấu kiện lắp sẵn M 0,15
  Nhà máy sản xuất vỏ đồ hộp kim loại M 0,15
  Nhà máy sản xuất ốc vít và gia công các kim loại khác M 0,15
  Nhà máy xử lý nước M 0,15
  Nhà máy xử lý chất thải rắn (không sử dụng công nghệ đốt) M 0,15
  Nhà máy sản xuất máy lọc nước M 0,15
  Nhà máy sản xuất đồng hồ M 0,15
  Nhà máy sản xuất pin mặt trời M 0,15
  Nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí M 0,15
  Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, xe đạp, xe máy và phụ tùng các loại M 0,15
  Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, xe điện... các loại M 0,15
  Sản xuất và chế biến vàng, bạc, đồ trang sức M 0,15
  Nhà máy sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử (máy in, máy ảnh, máy tính, đồ gia dụng...), thiết bị viễn thông, chất bán dẫn M 0,15
  Nhà máy sản xuất cáp quang, cáp đồng M 0,15
  Nhà máy sản xuất phụ tùng máy bay M 0,15
  Nhà máy sản xuất vòng bi, doăng M 0,15
  Nhà máy sản xuất khóa kéo bằng kim loại M 0,15
  Nhà máy sản xuất dược phẩm M 0,15
17 Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kv trở lên    
17.1 Nhà máy nhiệt điện N 0,15
17.2 Nhà máy thủy điện; nhà máy điện nguyên tử, điện địa nhiệt, điện thủy triều, điện rác, điện sinh khối, điện khí biogas, điện đồng phát và nhà máy điện khác N 0,12
17.3 Nhà máy điện gió, điện mặt trời nối trên mặt nước N 0,5
17.4 Trạm biến áp trạm biến áp có điện áp từ 110 kv trở lên, đường dây truyền tải điện N 0,2
18 Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên    
18.1 Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ N 0,5
18.2 Kho hàng hóa, vật tư cháy được (kho độc lập, không nằm trong phạm vi nhà máy, cơ sở có hoạt động sản xuất) N 0,2
  Trong đó:    
  Kho hàng hóa tổng hợp, bãi hàng hóa N 0,2
  Kho nhựa đường N 0,2
  Kho son N 0,2
  Kho chứa hóa chất N 0,2
  Kho thành phẩm, bán thành phẩm nhựa, cao su N 0,2
  Kho rượu cồn và các chất lỏng dễ cháy N 0,2
  Kho bông vải sợi, len dạ, sản phẩm dệt N 0,2
  Kho giấy, bìa, bao bì N 0,2
  Kho đồ gỗ và các sản phẩm về gỗ N 0,2
  Kho tinh dầu, hương liệu, dầu ăn N 0,2
  Kho ngành thuốc lá N 0,2
  Kho dược phẩm N 0,2
  Kho vật tư ngành ảnh N 0,2
  Kho hàng thiết bị điện, điện tử N 0,2
  Kho hàng nông sản N 0,2
  Kho lạnh N 0,2
  Kho vật liệu xây dựng N 0,2
18.3 Hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được (độc lập, không nằm trong phạm vi nhà máy, cơ sở có hoạt động sản xuất) M 0,1
  Trong đó:    
  Gạch, đồ gốm sứ, xi măng, thạch cao M 0,1
  Kim loại, phụ tùng cơ khí M 0,1
  Dầu nhớt mỡ bôi trơn M 0,1
  Nước khoáng và các loại đồ uống    

Mức khấu trừ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Mức khấu trừ là số tiền mà bên khách hàng phải tự chịu trong trường hợp tổn thất đơn lẻ hoặc một chuỗi các tổn thất có cùng một nguyên nhân. 

* Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng:

a)  Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại M quy định Mức khấu trừ bảo hiểm tối đa là 1% số tiền bảo hiểm và thấp hơn mức khấu trừ bảo hiểm .

b)  Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại N quy định : Mức khấu trừ bảo hiểm tối đa là 10% số tiền bảo hiểm và không thấp hơn mức khấu trừ bảo hiểm .

c)  Trong mọi trường hợp, mức khấu trừ bảo hiểm quy định của a và của b khoản này không thấp hơn mức khấu trừ bảo hiểm sau:  

Số tiền bảo hiểm Mức khấu trừ bảo hiểm
Đến 2 tỷ đồng 4.000.000
Trên 2 tỷ đến 10 tỷ 10.000.000
Trên 10 tỷ đến 50 tỷ 20.000.000
Trên 50 tỷ đến 100 tỷ 40.000.000
Trên 100 tỷ đến 200 tỷ 60.000.000
Trên 200 tỷ đến 1000 tỷ 100.000.000
Trên 1000 tỷ Tự thỏa thuận

* Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

Tính phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

 Ví dụ : Tài sản doanh nghiệp trong đó bao gồm:

1. Nhà xưởng công trình phụ trợ, nội thất văn phòng: 5 tỷ

2. Máy móc thiết bị : 5 tỷ

3. Hàng hóa ( nguyên vật liệu, thành phẩm : 10 tỷ )

* Tổng tài sản tham gia bảo hiểm (còn gọi là số tiền bảo hiểm) 1+2+3 = 20 tỷ 

=> Phí bảo hiểm 1 năm = 20 tỷ X 0.55% = 110tr/1 năm

Quy trình mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

  Doanh Nghiệp, Tổ chức , cá nhân cung cấp cho Mic  thông tin như sau :

  • Thông tin tên Doanh nghiệp ,cá nhân  địa chỉ mã số thuế
  • Địa điểm được bảo hiểm 
  • Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy
  • Hình ảnh Doanh nghiệp sản xuất
  • Danh mục tài sản (bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị , hàng hóa lưu kho)
  • Số tiền bảo hiểm (gọi là giá trị tài sản tham gia bảo hiểm )

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc 

  • Thông báo tổn thất (nêu rõ đối tượng bị tổn thất, đánh giá sơ bộ về nguyên nhân và mức độ tổn thất);
  • Văn bản yêu cầu bồi thường của doanh nghiệp, cá nhân
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát và chữa cháy tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao) ;Văn bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ;
  • Báo cáo giám định cuối cùng (nếu có, do doanh nghiệp, cá nhân tự thuê giám định và tự chịu chi phí); 
  • Quy tắc bảo hiểm áp dụng, Hợp đồng bảo hiểm và các Sửa đổi bổ sung (nếu có); chứng từ thanh toán phí bảo hiểm;
  • Các tài liệu, hóa đơn, chứng từ thể hiện mức độ tổn thất, chi phí sửa chữa, khắc phục sự cố…;
  • Các văn bản chứng từ liên quan khác theo yêu cầu của Giám định viên , đại diện bảo hiểm Mic phục vụ việc xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất của sự cố;
  • Các văn bản chứng từ liên quan khác theo yêu cầu của Bảo hiểm

Mức bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc 

Tài sản được bảo hiểm sau khi bị tổn thất toàn bộ do rủi ro cháy nổ gây ra thì giá trị tài sản bị tổn thất sẽ được xác định ngay tại thời điểm đó cụ thể như sau:

- Nếu số tiền bảo hiểm > = giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm xảy ra tổn thất (còn gọi là thiệt hại), bên bảo hiểm sẽ bồi th­ường:

Số tiền bồi thường bảo hiểm = Giá trị thiệt hại – Mức khấu trừ

Tuy nhiên, nếu tài sản đó còn giá trị sau khi bị tổn thất(gọi là giá trị thu hồi tài sản)  bên  bảo hiểm sẽ bồi thường:

Số tiền bồi thường bảo hiểm = Giá trị thiệt hại – (Giá trị thu hồi + Mức khấu trừ)

- Nếu số tiền bảo hiểm < Giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường:

Số tiền bồi thường bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm – Mức khấu trừ

Mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở đâu?

Hiện nay trên thị trường hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đều triển khai gói bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và MIC là một trong những công ty đi đầu triển khai gói bảo hiểm này. Nếu quý khách có nhu cầu mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc xin vui lòng liên hệ ngay với bộ phận hỗ trợ trực tuyến đường dây nóng 0933.917.179 hoặc theo địa chỉ Email micbsg16@gmail.com  để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất

Tại sao nên mua bảo hiểm cháy nổ của MIC

  • Tư vấn và giải đáp tận tình, chi tiết những quy định về pháp luật của bảo hiểm cháy nổ
  • Quy trình xử lý, giải quyết bồi thường nhanh chóng, đơn giản.
  • Đội ngũ nhân dày dặn kinh nghiệm hỗ trợ 24/7

Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)

Nhà bao nhiêu tầng phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc?

Căn cứ Nghị định số 105/2025/NĐ-CP, nghĩa vụ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được áp dụng cho các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục VII của Nghị định này.

Để trả lời chính xác câu hỏi của bạn, chúng ta cần xác định rõ loại hình "nhà" mà bạn đang đề cập. Theo quy định tại Phụ lục VII, các loại hình nhà ở và công trình có chức năng ở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khi đáp ứng các tiêu chí cụ thể về số tầng hoặc diện tích như sau:

  • Đối với nhà chung cư và nhà ở tập thể: Phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khi có chiều cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn từ 1.000 m² trở lên.
  • Đối với nhà đa năng, nhà hỗn hợp (trừ nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh): Phải mua bảo hiểm khi có chiều cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn từ 500 m² trở lên.
  • Đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh: Quy định không dựa trên số tầng mà dựa trên diện tích. Cụ thể, loại hình này phải mua bảo hiểm khi có tổng diện tích phục vụ sản xuất, kinh doanh từ 200 m2 trở lên.
  • Đối với khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác: Phải mua bảo hiểm khi có chiều cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn từ 500 m² trở lên.

Như vậy, việc xác định một công trình nhà ở có phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc hay không sẽ phụ thuộc vào công năng sử dụng, số tầng và diện tích sàn cụ thể của công trình đó theo các quy định đã trích dẫn ở trên.

Không mua bảo cháy nổ bắt buộc thì bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ vào Điều 17 Nghị định số 106/2025/NĐ-CP, hành vi không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc nhóm 2 (theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, cụ thể là Phụ lục II của Nghị định 105/2025/NĐ-CP)
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc nhóm 1 (theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, cụ thể là Phụ lục II của Nghị định 105/2025/NĐ-CP)

Như vậy, tùy thuộc vào việc cơ sở của bạn được phân loại vào nhóm 1 hay nhóm 2 theo danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và tùy thuộc chủ thể vi phạm là cá nhân hay tổ chức, mức phạt sẽ được áp dụng tương ứng theo các quy định đã trích dẫn.

Cách tính phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc?

Dựa vào Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 105/2025/NĐ-CP, việc tính phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được quy định như sau:

1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) quy định tại Phụ lục VII của Nghị định 105/2025/NĐ-CP:

  • Mức phí bảo hiểm tối thiểu được xác định bằng công thức: Mức phí bảo hiểm tối thiểu = Số tiền bảo hiểm tối thiểu x Tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu.
  • "Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu" được xác định là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản (nhà, công trình và các tài sản gắn liền; máy móc, thiết bị; hàng hóa, vật tư) tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
  • "Tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu" được quy định cụ thể cho từng loại hình cơ sở trong bảng tại Mục I, Khoản 1, Phụ lục VI. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm sẽ thỏa thuận tỷ lệ phí bảo hiểm nhưng không được thấp hơn tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu này.
  • Lưu ý: Mức phí bảo hiểm này chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng (GTGT).

2. Trường hợp thời hạn bảo hiểm khác 01 năm:

  • Phí bảo hiểm được tính dựa trên phí bảo hiểm năm và tương ứng với thời hạn được bảo hiểm.
  • Công thức cụ thể: Phí bảo hiểm phải nộp = (Phí bảo hiểm năm theo danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ / 365 ngày) x Thời hạn được bảo hiểm (ngày).

3. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân):

  • Việc xác định phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 67/2023/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Điều 44 Khoản 1(đ) Nghị định số 105/2025/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận tỷ lệ phí bảo hiểm, tuy nhiên, trong mọi trường hợp, tỷ lệ phí bảo hiểm không được thấp hơn 75% tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu quy định tại Khoản 1 Mục I Phụ lục VI của Nghị định 105/2025/NĐ-CP.

4. Đối với cơ sở hạt nhân:

  • Phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 67/2023/NĐ-CP.

Để xác định chính xác mức phí, bạn cần đối chiếu loại hình cơ sở của mình với bảng tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu tại Phụ lục VI của Nghị định số 105/2025/NĐ-CP  và xác định giá trị tài sản cần bảo hiểm

 

Để minh họa cách tính phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, chúng ta có thể xem xét một ví dụ cụ thể như sau, dựa trên các quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 105/2025/NĐ-CP:

Giá thuyết đưa ra:

  • Loại hình cơ sở: Chúng ta lấy ví dụ là một "Nhà chung cư, nhà ở tập thể, nhà đa năng hoặc hỗn hợp trừ nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler)".
  • Số tiền bảo hiểm tối thiểu: Giả sử tổng giá trị tài sản (nhà, công trình, máy móc thiết bị) của nhà chung cư này mà bên mua bảo hiểm kê khai và cần bảo hiểm là 250.000.000.000 VNĐ (Hai trăm năm mươi tỷ đồng). Đây chính là "Số tiền bảo hiểm tối thiểu" theo giá thị trường tại thời điểm giao kết hợp đồng.
  • Thời hạn bảo hiểm: 01 năm.

Bước 1: Xác định Tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu/năm (%)

Theo bảng tại Mục I, Khoản 1, Phụ lục VI của Nghị định số 105/2025/NĐ-CP, đối với loại hình cơ sở "Nhà chung cư...có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler)", tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu/năm là 0,05%.

Bước 2: Áp dụng công thức tính phí bảo hiểm tối thiểu hàng năm

Công thức tính phí bảo hiểm tối thiểu hàng năm là:

Mức phí bảo hiểm tối thiểu = Số tiền bảo hiểm tối thiểu x Tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu 

Áp dụng vào ví dụ:

Mức phí bảo hiểm tối thiểu hàng năm = 250.000.000.000 VNĐ x 0,05%= 125.000.000 VNĐ (Một trăm hai mươi lăm triệu đồng)

Kết quả:

  • Vậy, mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu hàng năm cho nhà chung cư trong ví dụ này là 125.000.000 VNĐ.

Lưu ý quan trọng:

  • Đây là mức phí bảo hiểm tối thiểu. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm sẽ thỏa thuận tỷ lệ phí bảo hiểm cụ thể nhưng không được thấp hơn mức này.
  • Mức phí bảo hiểm tính theo công thức trên chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng (GTGT).
  • Nếu thời hạn bảo hiểm khác 01 năm, phí bảo hiểm sẽ được tính dựa trên phí bảo hiểm năm và tương ứng với thời hạn được bảo hiểm theo công thức: Phí bảo hiểm phải nộp = (Phí bảo hiểm năm / 365 ngày) x Thời hạn được bảo hiểm (ngày).

Ví dụ này minh họa cách tính cơ bản. Trong thực tế, việc xác định số tiền bảo hiểm và các yếu tố cụ thể khác của hợp đồng sẽ được thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, tuân thủ các quy định pháp luật.

Trung tâm hỗ trợ khách hàng

Câu hỏi thường gặp

Tập hợp đầy đủ thắc mắc của khách hàng liên quan tới sản phẩm và dịch vụ
Xem ngay

Hotline: 0933 917 179

Hỗ trợ khách hàng 24/7 với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp
Gọi ngay

Mạng lưới rộng khắp trên cả nước

Với hệ thống công ty thành viên, công ty liên kết rộng khắp, chúng tôi cam kết phục vụ quý khách mọi lúc mọi nơi
Tìm chi nhánh gần bạn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây